Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Khái quát về tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng được hiểu là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giũa các bên về thực hiện hoặc không thực hiện các quyền nghĩa vụ trong hợp đồng

 

Tranh chấp hợp đồng được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau trong thực tiễn. Khi hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể hết sức đa dạng. "Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.(Điều 401 bộ luật dân sự 2005)" vì vậy Sự đa dạng của tranh chấp hợp đồng là điều dễ hiểu.

 

Tranh chấp hợp đồng thường hình thành từ sự vi phạm hợp đồng tuy nhiên không phải sự vi pham hợp đồng nào cũng dẫn đến tranh chấp.

 

Tranh chấp hợp đồng phải hộ tụ đủ các yếu tố sau:

 

- Thứ nhất phải có quan hệ hợp đồng tồn tại giữa các bên;

 

- Thứ hai phải có sự vi phạm nghĩa vụ (hoặc cho rằng vi phạm nghĩa vụ) của một bên trong quan hệ đó;

 

- Thứ ba phải có sự bất đồng ý kiến cảu các bên về sự vi phạm hoặc sử lý hậu quả phát sinh từ vi pham.

 

Tranh chấp hợp đồng có thể biểu hiện ở nhiều trạng thái khác nhau nhưng chủ yếu băt nguông từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.

 

Việc phân loại tranh chấp hợp đồng hiện nay chỉ có ý nghĩa phân định thẩm quyền giữa các tòa an, giữa tào án với trọng tài. Trên thự tế, việc xác định tranh chấp có là tranh chấp hợp đồng hay không rất phức tạp. Cần nhận thức rằng tranh chấp hợp đồng không phải chỉ có các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng được soạn thảo bằng giấy trắng mực đen bởi hợp đồng được giao kết dưới nhiều hình thức khác nhau vấn đề quan trọng là phải xác định đúng đã có quan hệ hợp đồng hình thành hay chưa, từ đó xác định vụ việc có là tranh chấp hợp đồng hay không.

 

Tranh chấp hợp đồng có những đặc điểm sau:

 

- Các bên là chủ thể có quyền cao nhất định đoạt việc giải quyết tranh chấp ( trừ những quan hệ hợp đồng ảnh hưởng đến lợi ích cảu nhà nước) bởi tranh chấp phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng mà quan hệ này hình thành trên cơ sở tự do, tự nguyện ý chí của các bên giao kết và nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi giữa các bên.

- Tranh chấp hợp đồng luôn gắn với lợ ích của các bên tranh chấp vì quan hệ hợp đồng gắn kết các bên bởi lợi ích vì thể dễ phát sinh tranh chấp khi xung đột về lợi ích.

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng là tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận.

 

Phản hồi từ khách hàng

Lê Thị Thoa (thoale305@gmail.com)
xin chào luật sư! tôi là sv năm 3 học chuyên ngành luật. từ vấn đề tranh chấp hợp đồng nêu trên tôi có thắc mắc rằng việc khởi kiện đối với vi phạm về hình thức hợp đồng có được xem là tranh chấp hợp đồng hay không? nếu không phải là tranh chấp hợp đồng thì khi có vi phạm về hình thức hợp đồng sẽ xử lý như thế nào? rất mong luật sư giải đáp! cảm ơn luật sư!;
Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất