Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Hỏi đáp: Trả lại phương tiện cho người không có lỗi

Lúc đó tôi đã gần như dừng hẳn xe để tránh người thanh niên, khi người thanh niên đi qua xe của tôi, người thanh niên này đã gây tai nạn với một người phụ nữ và cả hai cùng được đưa đi cấp cứu, và tôi cũng bị thương ở chân trái do vụ tại nạn trên. Chiều ngày 26/2/2013 cơ quan công an đã cho gọi tôi và hai người điều khiển mô tô va chạm với nhau là một người thanh niên tên Tú và một người phụ nữ tên Giản đến để hỏi. Anh Tú và chị Giản cũng đã nói tôi không có va chạm gì với anh Tú và chị Giản. Về phía cơ quan công an giao thông (anh Hải) cũng bảo tôi không liên quan gì đến vụ tai nạn trên. Xin hỏi trong trường hợp của tôi cơ quan công an huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên có được giữ phương tiện của tôi không?

Trả lời

Hiện nay, khi có tai nạn giao thông thì cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ các hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông của từng người để xác định mức độ lỗi của từng bên tham gia làm cơ sở cho việc xử lý hành vi nếu có. Còn phương tiện giao thông của các bên liên quan sẽ bị tạm giữ và sẽ xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 10 quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 5/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an) như sau:
 
a. Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;
 
b. Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;
 
c. Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:
 
- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;
 
- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
 
Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.
 
Theo quy định trên nếu vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm thì sẽ được bàn giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Nếu vụ tai nạn không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện trên được trả lại ngay cho các bên liên quan.
 
Như vậy, theo quy định trên thì phương tiện tham gia giao thông có liên quan bị tạm giữ để phục vụ cho quá trình điều tra làm rõ vụ tai nạn. Trong trường hợp trên vụ tai nạn giao thông có thể là do người thanh niên không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe mô tô đi ngược chiều với tốc độ nhanh và đi sang phần đường dành cho người đi xe ngược chiều gây ra, khiến cho 1 người phụ nữ tên là Giản phải đi cấp cứu, còn bác thì bị thương ở chân trái.
 
Nếu vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm, thì các phương tiện giao thông (bao gồm cả phương tiện của người điều khiển, cũng như phương tiện của người bị hại có thể được xác định là vật chứng (chứng cứ) và sẽ được sử dụng trong việc làm rõ vụ việc nói trên) thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền. Do đó, xe của bác có thể bị tạm giữ để phục vụ cho quá trình điều tra, làm căn cứ cho việc làm rõ các tình tiết và chứng mình hành vi phạm tội của người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông và sẽ được trả lại sau khi làm rõ và giải quyết vụ việc trên.
 
Ngược lại, nếu vụ tai nạn giao thông này không có dấu hiệu tội phạm, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện và xe của bác (là người bị hại) nếu trước đó đã bị tạm giữ phục vụ cho quá trình điều tra ban đầu đương nhiên sẽ được trả lại cho bác.

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;