Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Hợp đồng kinh doanh

 

Hợp đồng kinh doanh là hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân hoặc một bên là thương nhân (tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh) với mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.

 

Về cơ bản, hợp đồng kinh doanh và hợp đồng dân sự có nhiều điểm chung giống nhau. Tuy nhiên, do đặc thù là hàng hóa dịch vụ có khối lượng lớn nên hợp đồng kinh doanh thường có tính chất phức tạp hơn và có những điểm khác biệt so với hợp đồng dân sự, không những yêu cầu cần tuân thủ đúng yêu cầu về hình thức của hợp đồng kinh doanh, mà đòi hỏi cần thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng kinh doanh phải chi tiết, chính xác và chặt chẽ. Hiện nay, xảy ra rất nhiều trường hợp dễ dãi trong việc giao kết hợp đồng kinh doanh mà không lường trước hậu quả, dẫn đến những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện và gây thiệt hại nặng nề cho các bên tham gia hợp đồng.

 

Vì vậy, để hạn chế rủi ro khi thực hiện hợp đồng kinh doanh, các chủ thể tham gia hợp đồng cần cân nhắc những lưu ý sau:

 

 

  1. Cần thỏa thuận chi tiết, cụ thể hợp đồng kinh doanh đối với các nội dung:

 

 

(i) Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.

 

 

(ii) Phương thức thanh toán.

 

 

(iii) Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

 

 

  (iv) Điều khoản nghiệm thu, giao nhận.

 

 

(v) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh doanh.

 

 

(vi) Phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh.

 

 

(vii) Trách nhiệm tài sản trong hợp đồng kinh doanh. 

 

 

(viii)  Quy định về trường hợp sửa đổi, chấm dứt Hợp đồng. 

 

 

(ix)   Quy định về trường hợp hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng kinh doanh.

 

 

(x)  Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh. 

 

 

(xi) Đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh doanh. 

 

 

(xii) Trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng kinh doanh. 

 

 

(xiii) Trường hợp hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh doanh.

 

 

(xiv) Trường hợp hủy bỏ hợp đồng kinh doanh. 

 

 

(xv) Trường hợp bất khả kháng. 

 

 

(xvi) Thanh lý hợp đồng kinh doanh. 

 

 

  1. Vấn đề phụ lục hợp đồng:

 

Trong nhiều trường hợp, khi ký kết hợp đồng thì các bên có lập thêm bản phụ lục hợp đồng nhằm chi tiết hóa một số điều khoản của hợp đồng, trong trường hợp này thì phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng và không được trái hoặc mâu thuẫn với nội dung của hợp đồng đã ký.

 

 

  1. Giải thích hợp đồng kinh doanh:

 

Giao kết hợp đồng kinh doanh nhưng có những nội dung không rõ ràng dẫn đến mỗi bên có cách hiểu khác, không thống nhất nội dung đã ký và xảy ra tranh chấp. Vì vậy cần phải có sự giải thích chi tiết các nội dung của hợp đồng.

 

 

(i) Khi một hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó.

 

 

(ii) Khi một điều khoản hợp đồng được hiểu theo nhiều nghĩa, thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.

 

 

(iii) Khi một hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.

 

 

(iv) Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu, thì phải giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

 

 

(v) Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản, thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.

 

 

(vi) Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung của hợp đồng.

 

 

(vii) Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.

 

 

 

  1. Hiệu lực của hợp đồng kinh doanh:

 

 

Nhìn chung sau khi giao kết hợp đồng kinh doanh thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực vào thời điểm mà hai bên giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khách hoặc pháp luật có quy định khác. Khi hợp đồng có hiệu lực thì phát sinh trách nhiệm pháp lý giữa các bên, nếu đó là hợp đồng được giao kết hợp pháp, đồng thời nó có tính bắt buộc đối với các bên trong việc tuân thủ và thực hiện hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý kèm theo. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vì vậy, khi giao kết Hợp đồng cần thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến Hiệu lực của hợp đồng kinh doanh.

 

 

 

  1. Hình thức của hợp đồng kinh doanh:

 

 

Tự do thỏa thuận là một trong những nguyên tắc quan trong trong giao kết hợp đồng kinh doanh. Điều này có nghĩa là các bên được phép lựa chọn hình thức thích hợp khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp luật trong các giao dịch hợp đồng giữa các bên, tránh để xảy ra trường hợp hợp đồng kinh doanh vô hiệu, cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích kinh doanh đối với một số loại hợp đồng pháp luật đòi hỏi người chịu trách nhiệm ở công ty giao kết hợp đồng phải tuân theo những hình thức nhất định, ngược lại, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực. Vì thế yếu tố hình thức của hợp đồng kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hiệu lực của hợp đồng sẽ rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh. Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình thức nhất định cảu các chủ thể hợp đồng. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập.

 

Hình thức của hợp đồng kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong tố tụng, bởi nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra. Hình thức của hợp đồng có thể là lời nói, văn bản hoặc các hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch kinh doanh phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc phải được công chứng, chứng thực, thì các bên phải tuân thủ quy đinh đó khi ký kết hợp đồng.

 

 

 

  1. Tuân thủ quy định pháp luật:

 

 

Nội dung trong hợp đồng kinh doanh phải phù hợp và tuân thủ theo quy định pháp luật và không thuộc trường hợp hợp đồng kinh doanh vô hiệu. Đặc biệt, trong giao dịch kinh doanh quốc tế, trước khi tiến hanh ký kết hợp đồng kinh doanh với các đối tác nước ngoài, nhất thiết phải xem xét và nắm vững các quy định pháp luật về hợp đồng của nước đó. Khi ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp nên thỏa thuận với đối tác để luật điều chỉnh hợp đồng là luật của nước mình. Có như thế, khi có tranh chấp xảy ra, sẽ đỡ mất thời gian tìm hiểu pháp luật nước ngoài và có thêm lợi thể để giải quyết các vướng mắc phát sinh.

 

 

Hợp đồng kinh doanh được ký kết chặt chẽ về nội dung và hình thức là yếu tố quan trong làm nên sự thành công hay thất bại của một thương vụ kinh doanh. Chỉ cần có sai sót nhỏ thôi trong hợp đồng kinh doanh cũng đủ để mất đi rất nhiều tiền bạc. Chính vì vậy, nhiều công ty, doanh nghiệp lớn đã tổ chức những bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh giá và tư vấn cho mình trước khi ký kết hợp đồng kinh doanh. Quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng kinh doanh luôn được thực hiện rất chặt chẽ, cẩn trọng và phải tuân thủ những quy định pháp luật về hợp đồng.

 

Ngoài ra, để tránh trường hợp hợp đồng kinh doanh vô hiệu, cần yêu cầu và đảm bảo người có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh doanh. 

 

 

  1. Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh bằng trọng tài:

 

Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh, khả năng xảy ra những tranh chấp là hết sức thường xuyên. Hiện nay, có hai phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh bằng Trọng tài thương mại hoặc bằng Tòa án. Phương thức đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay là giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh bằng Tòa án. Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rõ ràng là hệ thống Tòa án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh bằng Trọng tài thương mại đem lại nhiều ưu điểm như: thủ tục nhanh gọn, cơ chế xử lý mềm dẻo, tiết kiệm thời gian, đảm bảo bí mật, phán quyết có giá trị chung thẩm, duy trì được quan hệ với đối tác ... Vì vậy, khi giao kết nên cân nhắc thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh bằng trọng tài.

 

 

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;