Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Khoản 14 Điều 8 LHN&GĐ năm 2000 quy định “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” là quan hệ hôn nhân và gia đình: Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

 

1. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình

 

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bắt đầu phát sinh và phát triển ở Việt Nam vào khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX như hệ quả tất yếu của sự phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta. Hiện nay, nhiều công dân Việt Nam đã kết hôn với người nước ngoài tạo thành các gia đình đa quốc tịch, đa văn hóa, trở thành cầu nối giữa văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới. Việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân các nước có liên quan.

 

Khoản 14 Điều 8 LHN&GĐ năm 2000 quy định “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” là quan hệ hôn nhân và gia đình:

 

a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;

 

b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

 

c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

 

Như vậy, theo quy định trên, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được hiểu là các quan hệ hôn nhân và gia đình sau:

 

- Có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài.

 

Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi mà họ đang cư trú. Theo Luật quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thể xảy ra giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, giữa công dân Việt Nam và người không quốc tịch, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa người không quốc tịch với nhau thường trú tại Việt Nam.

 

- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài.

 

Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các công dân Việt Nam với nhau theo pháp luật nước ngoài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Pháp luật nước ngoài chỉ được xem xét áp dụng đối với quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau trong khoảng thời gian họ cư trú trên lãnh thổ nước ngoài. Tuy nhiên, nếu quan hệ hôn nhân và gia đình đó trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (như vi phạm chế độ một vợ một chồng, vi phạm điều kiện kết hôn và cấm kết hôn....) thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam sẽ không công nhận quan hệ đó.

 

- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài (ví dụ: Một phần tài sản chung của vợ chồng còn ở nước ngoài).

 

2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

 

Theo quy định tại Điều 100 LHN&GĐ năm 2000, trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên không phân biệt họ là người Việt Nam hay người nước ngoài. Việc bảo vệ quyền lợi của các bên được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Cụ thể:

 

- Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

 

Theo quy định này thì những nguyên tắc chung của pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình đối với công dân Việt Nam đều được áp dụng trong các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, do tính đặc thù của quan hệ này nên trong một số trường hợp, việc điều chỉnh có sự chặt chẽ hơn theo quy định riêng. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hôn nhân và gia đình thì các quy định trong các điều ước này được ưu tiên áp dụng. Như vậy, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài không hề bị ngăn cản, cấm đoán, hạn chế dưới bất cứ hình thức nào mà được Nhà nước tôn trọng, thừa nhận, bảo vệ trên cơ sở phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Nhà nước Việt Nam không thừa nhận các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nếu các quan hệ đó trái với các nguyên tắc của LHN&GĐ Việt Nam (ví dụ: Pháp luật Việt Nam không cho phép kết hôn giữa những người đồng tính, bởi vậy, quan hệ hôn nhân này không được thừa nhận và bảo hộ tại Việt Nam).

 

- Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

 

Quy định này thể hiện quan điểm của Nhà nước Việt Nam về việc áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân Việt Nam đối với người nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam. Về nguyên tắc, có thể nói trong các quan hệ như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, người nước ngoài được hưởng quyền và chịu nghĩa vụ tương đối ngang bằng với quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định liên quan đến chính sách của Đảng, lợi ích của Nhà nước hoặc để bảo đảm an ninh quốc gia mà người nước ngoài tại Việt Nam không được hưởng các quyền và lợi ích ngang bằng với công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình (ví dụ: Theo quy định hiện hành, người nước ngoài không có quyền sở hữu bất động sản tại Việt Nam).

 

- Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.

 

Qua thống kê, hiện nay có hơn 3,2 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong số đó có khoảng 70% vẫn còn quốc tịch Việt Nam, 30% còn lại là người gốc Việt Nam. Quy định trên tạo cơ sở pháp lý thống nhất để Nhà nước tiến hành bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước sở tại.

 

- Các quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.

 

3. Áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

 

Do bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nên có ít nhất hai hệ thống pháp luật (pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài) cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Điều 101 LHN&GĐ quy định về việc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau: “Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc quy định trong Luật này”.

 

Theo quy định trên, luật nước ngoài được áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khi:

 

- Được LHN&GĐ hoặc các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 103 LHN&GĐ thì “trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn”. Như vậy, nếu công dân Việt Nam kết hôn với công dân của nước nào thì pháp luật của nước đó sẽ được áp dụng để xem xét điều kiện kết hôn của công dân nước đó.

 

- Khi điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn. Trong các điều ước quốc tế thường quy định những quy phạm xung đột thống nhất làm cơ sở cho việc lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của LHN&GĐ, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế (khoản 2 Điều 7 LHN&GĐ).

 

- Pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của LHN&GĐ. Đây là quy định có tính nguyên tắc trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài, nhằm bảo đảm việc áp dụng đó không gây ra những ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, đến chế độ hôn nhân và gia đình trong xã hội Việt Nam.

 

Điều 101 LHN&GĐ còn quy định: Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

 

4. Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

 

Điều 102 LHN&GĐ quy định về thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực quản lý nhà nước và trong xét xử như sau:

 

- Thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước:

 

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau.

 

+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới thực hiện việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

 

+ Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước tiếp nhận; có trách nhiệm thực hiện việc bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

 

- Thẩm quyền xét xử:

 

+ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài.

 

+ Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

 

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;