Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Tranh chấp quyền về lối đi chung có thể giải quyết như thế nào

Quyền về lối đi chung được quy định khá đầy đủ và cụ thể theo quy định của pháp luật dân sự cụ thể tại các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Nếu có xảy ra tranh chấp thì các bên có thể giải quyết như thế nào. Pháp luật nước ta quy định cụ thể vấn đề này ra sao?

Quy định quyền về lối đi chung

Hiện nay, tại Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền về lối đi qua đối với những người có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản như sau:

- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

- Lối đi được mở trên bất động sản liền kề thì cần đáp ứng các tiêu chí như: tạo nên sự thuận tiện và hợp lý nhất ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

- Các bên có thể thỏa thuận về việc nhận đền bù hoặc không. Nếu các bên không có thỏa thuận thì chủ sở hữu của bất động sản vây bọc bất động sản kia có quyền được hưởng đền bù từ chủ sở hữu có yêu cầu về lối đi chung.

Theo quy định trên, nếu bạn đang là chủ sở hữu của một bất động sản bị vây bọc bởi một bất động sản khác mà khống có lối đi nào để kết nối giữa bất động sản của bạn với đường công cộng, lúc này bạn có quyền yêu cầu được đi qua bất động sản liền kề. Quyền đi qua chỉ được thực hiện khi bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác và không có bất kỳ lối nào ra đường công cộng.

Theo đó, tranh chấp về lối đi chung thường xuất hiện khi, chỉ sở hữu của bất động sản vây bọc không cho chủ sở hữu bất động sản có quyền hưởng lối đi qua được xây dựng lối đi chung ra đường công cộng; Các bên không thỏa thuận được về giá cả đền bù,…. Tùy thuộc vào tính chất mức độ của sự việc mà mà pháp luật quy định cách giải quyết.

Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở người khác hưởng quyền về lối đi chung

Trong trường hợp bạn có mong muốn và đủ điều kiện được thực hiện hưởng quyền về lối đi chung, mà chủ sở hữu bất động sản vây bọc bất động sản của bạn có hành vi cản trở, đối với hành vi gây cản trở này theo quy định tại Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ – CP thì hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cụ thể như sau:

Điều 11. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp các bên có tranh chấp về lối đi thì đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.


Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, hiệu quả và chính xác nhất, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH ANP theo Số điện thoại 0912 772 008 để được luật sư tư vấn đất đai nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoài dịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Tư vấn thừa kếThủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất, tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thủ tục lập di chúc

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;