Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có được không?

Sau khi ly hôn, việc các bên có mong muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con diễn ra khá phổ biến. Vậy, pháp luật nước ta có cho phép thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn? Nếu có thì thủ tục thực hiện ra sao?

Cha, mẹ muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi nào

Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra dẫn đến việc cha, mẹ có nhu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn diễn ra một thời gian. Có thể do ý nghĩ chủ quan là việc muốn được cùng con chung sống, phát triển hoặc sau một thời gian ly hôn cuộc sống ổn định kinh tế phát triển nên có mong muốn được giành lại quyền nuôi con để con được sống trong một môi trường tốt hơn.

Hoặc xuất phát từ phía cha hoặc mẹ (người đang trực tiếp nuôi con) đã vi phạm một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con được quy định tại Điều 82, Điều 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Ví dụ như: Có hành vi cản trở, gây khó khăn cho người không trực tiếp nuôi con được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn. Nên người không trực tiếp nuôi con có mong muốn được thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.

Việc vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con được coi là hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, còn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, họ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc thăm nom con sau ly hôn hoặc yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu họ có căn cứ chứng minh mình đủ điều kiện chăm sóc con cái.

Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định rõ về cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cũng như các trường hợp yêu cầu để Tòa án làm căn cứ giải quyết yêu cầu, cụ thể:

Chủ thể có thẩm quyền yêu cầu tòa án giải  quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm: Cha, mẹ; Hoặc chủ thể khác bao gồm: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con;

-  Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để tiếp tục việc trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài ra, một số lưu ý khi Tòa án giải quyết yêu cầu trên đó là: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, sau khi ly hôn hai vợ chồng có thể thỏa thuận lại việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Tuy nhiên, nếu trường hợp có một trong hai bên không đồng ý, thì bên có mong muốn giành được quyền nuôi con cần phải chứng mình người đang trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp để trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con cái. Có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Một số căn cứ có thể chứng mình về việc không đủ điều kiện chăm sóc con như: Người đó hay đi làm xa không trực tiếp nuôi con; Về thu nhập của người trực tiếp nuôi con thấp; môt trường sống không đảm bảo…. Bên cạnh đó, người có mong muốn nuôi con cũng cần chứng minh được mình có điều kiện để chăm sóc con cái.

Tòa án sẽ căn cứ vào những chứng cứ mà các bên đưa ra, từ đó quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hay không. Trong trường hợp những chứng cớ mà người không trực tiếp nuôi con cung cấp là hợp lý thì có thể Tòa án sẽ ra quyết định về thay đổi người trực tiếp nuôi con.


Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình nhanh chóng, chính xác nhất.

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất