Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

         Hành vi bạo lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào? Mức hình phạt đối với hành vi đó ra sao. Nếu phát hiện xảy ra hành vi bạo lực gia đình thì báo cho cơ quan nào giải quyết?

      1. Hành vi bạo lực gia đình được hiểu như thế nào

         Hiện nay, hành vi bạo lực gia đình được định nghĩa trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 như sau: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Khi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, nạn nhân của việc bị bạo lực này có thể yêu cầu cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

                                         

         2. Mức phạt hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình

           Hiện nay, tùy thuộc vào hành vi bạo lực gia đình cũng như mức độ của hành vi để áp dụng các quy định về mức phạt hành chính đối với từng hành vi cụ thể. Mức phạt hành chính khi có hành vi vi phạm về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định chi tiết trong các Điều thuộc Mục 4 Chương 2 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

           Một số mức phạt về hành vi vi phạm về bạo lực gia đình kể đến như:

- Hành vi xâm phạm sức khỏe của thành viên trong gia đình, quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ – CP thì mức phạt cao nhất đối với hành vi này có thể lên tới 2.000.000 đồng.

- Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên trong gia đình, quy định tại điều 50 Nghị định trêm thì hình phạt áp dụng là phạt tiền lên từ 1.500.000 đồng lên đến 2.000.000 đồng và buộc phải xin lỗi công khai nạn nhâm….

Ngoài ra còn có có một số trường hợp khác quy định về các hành vi vi phạm về phòng, chống bạo lực gia đình cụ thể, tùy vào hành vi mà áp dụng quy định sao cho phù hợp.

          3. Truy cứu hình sự đố với hành vi bạo lực gia đình

              Nếu có hành vi bạo lực gia đình, người có hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể một số tội danh có thể bị truy cứu như:

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác theo Điều 134 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu có hành vi cố ý gây thương tích và tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp luật định. Trong trường hợp này, người có hành vi bạo lực gây thương tích trên có thể chịu mức hình phạt như sau: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

- Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật hình sự nếu có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc vào mình mà hành vi thực hiện có đủ căn cứ cấu thành tội hành hạ người khác. Trường hợp này mức hình phạt có thể chịu theo luật là: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 - Ngoài ra còn một số tội cụ thể như tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự. Cụ thể, quy định như sau: Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

              Lưu ý: khi phát hiện có hành vi bạo lực gia đình xảy ra, các cá nhân có thể tới các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết, hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ để những nạn nhân của bạo lực gia đình được sớm giúp đỡ. Một số cơ quan có thẩm quyền có thể kể đến như Ủy ban nhân dân cấp xã hay yêu cầu Cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án,… bảo bệ quyền lợi cho nạn nhân của bạo lực gia đình.


Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn ly hôn nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoàidịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Tư vấn thừa kế
 tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất, tư vấn đất đai ,tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thủ tục lập di chúc...

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;