Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

trình tự hoà giải tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và Hoà giải viên lao động

1) Trình tự hoà giải tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và Hoà giải viên lao động:

a) Thẩm quyền hoà giải tranh chấp lao động cá nhân:

– Hội đồng hoà giải lao động cơ sở có nhiệm vụ hoà giải tất cả các vụ tranh chấp lao động cá nhân xảy ra tại doanh nghiệp theo đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp.

- Hoà giải viên lao động có nhiệm vụ hoà giải đối với các vụ tranh chấp lao động cá nhân sau đây, khi các đương sự có yêu cầu:

+ Tranh chấp lao động cá nhân tại các doanh nghiệp chưa có Hội đồng hoà giải;

+ Tranh chấp việc thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề;

+ Các tranh chấp: Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; Về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Lao động; Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Trình tự hoà giải:

- Khi người lao động và người sử dụng lao động có tranh chấp với nhau, mỗi bên có thể làm đơn yêu cầu hoà giải (Mẫu số 6 Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/1/0/2007) gửi tới Hội đồng hoà giải lao động cơ sở của doanh nghiệp hoặc Hoà giải viên lao động cấp huyện (đối với doanh nghiệp chưa có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc những việc tranh chấp thuộc thẩm quyền của Hoà giải viên lao động).

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ hai bên tranh chấp, những người có liên quan, những người làm chứng, thu thập tài liệu, chứng cứ, yêu cầu hai bên tranh chấp cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan tới vụ việc phải hoà giải.

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở phải tổ chức cuộc họp để thảo luận dự kiến phương án hoà giải. Phương án hoà giải phải được các thành viên của Hội đồng nhất trí.

– Hội động hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động phải tiến hành hoà giải chậm nhất 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải.

– Phiên họp hoà giải vụ tranh chấp lao động được tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ. Việc triệu tập các bên tranh chấp phải bằng văn bản.

– Tại phiên họp hoà giải, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên phải kiểm tra sự có mặt của hai bên tranh chấp lao động, những người được mời. Trường hợp hai bên tranh chấp lao động uỷ quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm tra giấy uỷ quyền. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt hoặc cử người đại diện mà không có giấy uỷ quyền thi hoãn phiên họp hoà giải sang ngày làm việc tiếp theo và hướng dẫn cho hai bên thực hiện đúng theo thủ tục quy định.

– Khi hai bên tranh chấp hoặc đại diện của họ có mặt đầy đủ tại phiên họp, thì Hội đồng hoà giải tiến hành hoà giải theo trình tự sau:

            + Tuyên bố lý do của phiên họp hoà giải và giới thiệu thành phần tham dự phiên họp;

            + Đọc đơn của nguyên đơn;

            + Bên nguyên đơn trình bày;

            + Bên bị đơn trình bày;

            + Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên chất vấn các bên, nêu các chứng cứ và yêu cầu nhân chứng (nếu có) phát biểu;

            + Người bào chữa của một hoặc hai bên tranh chấp (nếu có) phát biểu.

– Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên căn cứ vào pháp luật lao động, các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên tranh chấp, phân tích đánh giá vụ việc, nêu những điểm đúng sai của hai bên để hai bên tự hoà giải với nhau hoặc đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét, thương lượng và chấp thuận.

            + Trường hợp bên nguyên đơn chấp thuận rút yêu cầu hoặc hai bên tự hoà giải được hoặc chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành (Mẫu số 7 Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007), có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

            + Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên lập biên bản hoà giải không thành trong đó ghi rõ ý kiến của hai bên; biên bản phải có chữ ký của hai bên, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

            + Trường hợp khi một bên đã được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên lập biên bản hoà giải không thành, trong đó ghi rõ ý kiến của bên có mặt; biên bản phải có chữ ký của bên có mặt, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

2) Trình tự giải quyết tại Toà án nhân dân:

a) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Toà án:

– Toà án nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân sau đây, khi có yêu cầu của đương sự:

+ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+ Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Lao động;

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Tất cả các tranh chấp lao động còn lại mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhân được yêu cầu của đương sự.

- Toà án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ giải quyết tất cả các tranh chấp lao động cá nhân trên khi có đương sự là người nước ngoài.

b) Trình tự giải quyết: 

Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.    

 

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;