Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Tình huống thực tế liên quan đến hợp đồng cho tặng tài sản

Một vài tình huống liên quan đến hợp đồng tặng cho tài sản.

  1. Tình huống thứ nhất:

 Anh A và chị B có 2 người con là M (sinh năm 1991) và N (sinh năm 1996). Năm 2009, UBND huyện G cấp cho Hộ gia đình anh A một mảnh đất có diện tích 50 m 2 . Nay, do mâu thuẫn vợ chồng phát sinh, anh A, chị B không muốn ly hôn nhưng muốn tách bạch về tài sản. Họ thỏa thuận anh A sẽ được sở hữu căn nhà mà gia đình đang sinh sống, chị B sẽ được quyền sử dụng thửa đất. Để chị B được toàn quyền sử dụng thửa đất nói trên, anh A, chị B đến Văn phòng công chứng H1 yêu cầu công chứng Hợp đồng tặng cho tài sản với nội dung anh A, cháu M, cháu N tặng cho phần quyền sử dụng đất của mình cho chị B; đại diện cho cháu N để lập và ký hợp đồng là anh A.

Việc có chấp nhận đưa nội dung thỏa thuận như trên vào văn bản công chứng hay không hiện có hai quan điểm:

+ Không chấp nhận: Vì theo quy định tại Điều 144 BLDS: “Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác »,anh A là đại diện đương nhiên của cháu N không thể đại diện cho cháu đem tài sản tặng cho người khác. Hành vi đem tài sản của con chưa thành niên để tặng cho người khác không thể được coi là “vì lợi ích của người được đại diện”.

+ Chấp nhận: Những người theo quan điểm này cho rằng, khái niệm lợi ích ở đây còn bao gồm cả vấn đề lợi ích về tinh thần; điều luật trên không giới hạn ở việc giao dịch thông qua người đại diện phải hướng tới lợi ích vật chất của người được đại diện. Mặt khác, “giám hộ” - một chế định tương tự đã có quy định rất rõ như sau: “Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác” (khoản 2 Điều 69 BLDS). Nếu nhà làm luật thấy cần thiết phải quy định cấm như vậy đối với trường hợp đại diện đương nhiên thì sẽ đưa ra quy định rõ ràng như vậy. Tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất. Có thể thấy, việc chứng minh giao dịch tặng cho được thực hiện hướng tới lợi ích tinh thần của cháu N là rất khó. Nếu công chứng viên chấp nhận công chứng văn bản với nội dung như vậy thì khả năng rủi ro là rất lớn. Toàn bộ giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ lưu trữ chỉ thể hiện việc anh A đã đại diện cháu N đem tài sản của cháu tặng cho người khác; không có căn cứ thể hiện đổi lại việc tặng cho này, cháu N nhận được lợi ích gì. Do vậy, nếu sau này phát sinh tranh chấp sẽ rất bất lợi.

  1. Tình huống thứ hai:

Anh A và chị B có 2 người con là M (sinh năm 1991) và N (sinh năm 1996). Đầu năm 2010, anh A chết do mắc bệnh hiểm nghèo. Những người thừa kế của anh A gồm chị B, cháu M, cháu N và bà Q (mẹ đẻ anh A) đã đến Văn phòng công chứng X9 để làm thủ tục phân chia di sản thừa kế; mục đích mà họ mong muốn là giao căn nhà cho bà Q, bà Q sẽ thanh toán cho 03 mẹ con chị B một khoản tiền để mua một căn hộ chung cư. Họ yêu cầu công chứng viên lập và chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản với nội dung chị B, cháu M, cháu N tặng cho phần thừa kế của mình cho bà Q; sau đó, các bên sẽ tự thực hiện việc thanh toán . Để lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản với nội dung như vậy, người đại diện cho cháu N để lập và ký hợp đồng sẽ là chị B (đại diện đương nhiên). Nếu lập Văn bản với nội dung như vậy sẽ vẫn phát sinh câu chuyện người đại diện đem tài sản của người được đại diện để tặng cho người khác.

Thực tế, cũng đã có những công chứng viên chấp nhận yêu cầu công chứng có nội dung như trên và cũng phải ghi nhận rủi ro đối với những trường hợp này không nhiều bởi hầu hết các trường hợp nội dung thỏa thuận như vậy đã có sự đồng thuận không chỉ trong phạm vi gia đình mà là cả họ hàng, dòng tộc. Thế nhưng, không nhiều không có nghĩa là không có rủi ro, hơn nữa, việc chị B đại diện cho cháu N ký Văn bản với nội dung tặng cho phần tài sản mà cháu được hưởng thừa kế là vi phạm quy định tại Điều 144 BLDS.

Qua xem xét các quy định về thừa kế, chúng ta thấy, tại khoản 2 Điều 685 cho phép “những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật…”. Áp dụng điều luật này vào tình huống nói trên, những người thừa kế của anh A có thể thống nhất định giá căn nhà, chọn bà Q là người nhận căn nhà; đồng thời, bà Q sẽ thanh toán cho những người thừa kế còn lại một khoản tiền hợp lý trên cơ sở Biên bản định giá đã thống nhất. Mặt khác, với yêu cầu của người yêu cầu công chứng, công chứng viên sẽ lập “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản”, không lập “hợp đồng tặng cho” đối với trường hợp trên.

  1. Tình huống thứ ba:

Anh A và chị B có một căn nhà và một sổ tiết kiệm. Nay, anh A, chị B muốn ra nước ngoài để làm ăn; họ xác định sẽ chỉ đầu tư vào công việc kinh doanh trong phạm vi số vốn đã tích lũy được. Anh chị quyết định sẽ giao căn nhà cho con mình là cháu P (12 tuổi). Anh A, chị B và cháu N đã đến Phòng công chứng số 10 tỉnh K để yêu cầu công chứng hợp đồng tặng cho nhà. Yêu cầu công chứng trong trường hợp này đã không được chấp nhận. Công chứng viên thụ lý hồ sơ đưa ra lý do: Cháu P là người chưa thành niên, theo quy định tại Điều 20 BLDS, “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác» ; như vậy, mọi giao dịch của cháu phải thông qua đại diện đương nhiên là cha hoặc mẹ (khoản 1 Điều 141BLDS). Trong trường hợp này, anh A, chị B sẽ ký hợp đồng tặng cho với tư cách là Bên tặng cho; Bên được tặng cho là cháu P, nhưng người đại diện để ký hợp đồng không ai khác sẽ phải là anh A hoặc chị B. Và như vậy, việc giao kết hợp đồng này đã vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể là khoản 5 Điều 144 BLDS: “Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Có thể thấy, trong tình huống này, công viên đã từ chối công chứng đúng căn cứ pháp luật. Nhưng nhìn nhận từ góc độ nhu cầu của người tham gia giao dịch thì chưa ổn, bởi lẽ đây là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Không thể nói việc tặng cho tài sản của anh A, chị B là nhằm trốn tránh việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó, bởi giao dịch tặng cho được xác lập trước khi anh chị bắt tay vào hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, nội dung giao dịch nói trên hoàn toàn không tiềm ẩn rủi ro. Cháu P là người chưa thành niên nhưng lại là bên được tặng cho - bên mang quyền trong hợp đồng không có đền bù. Theo quan điểm cá nhân tôi, nên chăng trong trường hợp này, công chứng viên áp dụng các quy định về giám hộ để giải quyết. Cụ thể, Điều 61 BLDS quy định về “Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên” cho phép cha, mẹ được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ nếu “không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên”. Trong tình huống yêu cầu công chứng nói trên, anh A, chị B ra nước ngoài hoàn toàn có thể xác định thuộc trường hợp không có điều kiện chăm sóc, giáo dục cháu P. Do vậy, anh A, chị B hoàn toàn có thể đến Ủy ban nhân dân phường nơi cư trú của gia đình để yêu cầu cử người giám hộ cho cháu P. Sau khi có Quyết định công nhận việc giám hộ, các bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng tặng cho: Anh A, chị B là Bên tặng cho; cháu P là Bên được tặng cho, do người giám hộ đại diện ký hợp đồng. Với hướng giải quyết như vậy, một mặt, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, mặt khác, đáp ứng được nguyện vọng hoàn toàn chính đáng của người dân.

Nhìn nhận trên phương diện rộng, thông qua tình huống nói trên và những tình huống tương tự phát sinh trên thực tế, có thể thấy quy định tại khoản 5 Điều 144 BLDS còn hạn chế; nên chăng, nhà làm luật cần có hướng sửa đổi quy định này cho phù hợp, đảm bảo được quyền lợi chính đáng của các bên trong quan hệ dân sự.

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;