Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế

Theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Và mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật dân sự cũng quy định rõ về những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế tại điều 621 Bộ Luật dân sự năm 2015.

Những người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được quyền hưởng di sản:

1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó:

Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản là cố ý giết người để lại di sản, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người để lại di sản. Ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản là đối xử tàn tệ hoặc đầy đọa người để lại di sản về thể xác, tinh thần. Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản thể hiện ở hành vi làm nhục, sỉ nhục, bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người để lại di sản.

Chúng ta cần lưu ý, điều kiện được đặt ra trong trường hợp này là phải có một bản án có hiệu lực của pháp luật. Nếu có những hành vi trên nhưng không bị kết án thì sẽ không bị ràng buộc bởi điều này. Ngoài ra, người thừa kế có những hành vi nói trên đã bị kết án, dù đã được xóa án thì vẫn không có quyền hưởng di sản của người đã chết.

2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản:

Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình như nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con cái, giữa ông, bà và cháu, giữa, chị, em với nhau, nếu có khả năng nuôi dưỡng, mà không thực hiện nuôi dưỡng, làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm vào tình cảnh khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó.

3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản chính là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu khi còn sống. Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật. Do vậy, người có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền hưởng di sản do người có di sản để lại.

Trường hợp người thừa kế có hành vi lừa dối người lập di chúc hoặc giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc… mà không nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người lập di chúc thì chỉ áp dụng các biện pháp chế tài thông thường theo Luật dân sự như bồi thường thiệt hại, chứ không bị tước quyền thừa kế theo trường hợp này.

Tuy nhiên, những người quy định trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.


Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư Tư vấn thừa kế nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoài dịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thủ tục lập di chúc,  tư vấn đất đai ,  tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất