Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Ly hôn đơn phương có phải cấp dưỡng cho vợ không?

Hiện nay, tỷ lệ các cặp đôi ly hôn đang có xu hướng ngày càng tăng. Khi ly hôn có thể cả 2 bên vợ chồng đều có điều kiện kinh tế tốt hoặc cũng có thể một bên gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, pháp luật quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi ly hôn như thế nào?

Thứ nhất, Trường hợp nào chồng phải cấp dưỡng cho vợ khi ly hôn

Tại Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Theo đó, pháp luật cũng dự trù được hoàn cảnh khó khăn khi ly hôn, một bên không có khả năng trang trải cuộc sống mà cần sự giúp đỡ của vợ hoặc chồng cũ thì hoàn toàn có quyền yêu cầu vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với mình khi ly hôn. Việc cấp dưỡng này giúp cho cả hai ổn định được cuộc sống sau khi ly hôn. Theo đó, nếu khi ly hôn mà người vợ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu vì lý do chính đáng không thể lo cho cuộc sống thì người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. Ở đây lý do chính đáng có thể bao gồm: bị ốm đau không có khả năng lao động, đang nuôi con nhỏ không thể lao động hoặc là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,…

Thứ hai, quy định về mức cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng được pháp luật quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo quy định trên, trong quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng, pháp luật nước ta vẫn ưu tiên cho pháp các bên thỏa thuận đi đến kết luận chung. Nếu không thể tìm được tiếng nói chung, không thể xác định được mức cấp dưỡng cụ thể, khi đó Tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của các bên để xác định mức cấp dưỡng cho phù hợp. Mức cấp dưỡng này có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của bên nhân cấp dưỡng và khả năng cấp dưỡng của bên cấp dưỡng.

Thứ ba, phương thức cấp dưỡng

Hiện nay, pháp luật quy định rất nhiều các phương thức cấp dưỡng mà các bên vợ hoặc chồng có thể lựa chọn khi tiến hành thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo đó, phụ thuôc vào hoàn cảnh, điều kiện về kinh tế của bên cấp dưỡng, các bên hoặc Tòa án khi giải quyết yêu cầu cấp dưỡng vợ chồng có thể xác định phương thức cấp dưỡng bao gồm: cấp dưỡng một lần hoặc cấp dưỡng đinh kỳ. Việc cấp dưỡng có thể tạm ngừng do sự thỏa thuận của các bên, do quyết định tạm ngừng cấp dưỡng của Tòa án do bên cấp dưỡng đang gặp khó khăn về kinh tế.

Thứ tư, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt trong một số trường hợp như sau:

  • Người được cấp dưỡng đã có tài sản riêng và có thể tự nuôi mình, thoát khỏi tình trạng khó khăn, túng thiếu;
  • Hai vợ chồng quay lại với nhau;
  • Vợ hoặc chồng, một trong các bên của quan hệ cấp dưỡng đã chết.
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn,…..

Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn ly hôn nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoàidịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Tư vấn thừa kế
 tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất, tư vấn đất đai ,tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thủ tục lập di chúc

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất