Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Lệ phí trước bạ nhà đất và cách tính chi tiết năm 2020

Khi cấp Sổ đỏ hoặc sang tên Sổ đỏ, người sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ, trừ trường hợp được miễn. Để người dân tự tính được lệ phí trước bạ phải nộp, LuatANP giới thiệu cách tính lệ phí trước bạ nhà đất 2020.


1. Khi nào phải nộp lệ phí trước bạ nhà đất

Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ quy định:

“Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ quy định tại Điều 2 Nghị định này phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này”.

Theo đó, khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở phải nộp lệ phí trước bạ, trừ trường hợp được miễn, dưới đây là những trường hợp phổ biến nhất:

- Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu (hay còn gọi là làm Sổ đỏ lần đầu).

- Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần nhà, đất.

- Tặng cho toàn bộ hoặc một phần nhà, đất.

- Thừa kế toàn bộ hoặc một phần nhà, đất.

Tính lệ phí trước bạ nhà đất (Ảnh minh họa)
 

2. Cách tính lệ phí trước bạ nhà đất năm 2020

Trường hợp 1: Khi chuyển nhượng mà tiền trong hợp đồng cao hơn giá nhà, đất của UBND cấp tỉnh quy định

Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 140/2016/NĐ-CP, trường hợp giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển nhượng cao hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là giá tại hợp đồng chuyển nhượng.

Lệ phí trước bạ khi chuyển nhượng nhà, đất trong trường hợp này được xác định như sau:

Lệ phí trước bạ

=

0.5%

x

Giá chuyển nhượng


Trường hợp 2: Giá chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá nhà, đất của UBND cấp tỉnh quy định hoặc khi tặng cho, thừa kế nhà đất hoặc khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu

Theo Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Tuy nhà và đất đều có mức thu là 0.5% nhưng giá tính lệ phí trước bạ của nhà và đất trong trường hợp này là khác nhau, cụ thể:

* Mức nộp lệ phí với đất

Lệ phí trước bạ

=

0.5%

x

Diện tích

x

Giá 01 m2 tại Bảng giá đất


Lưu ý: Trường hợp đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà thời hạn thuê đất nhỏ hơn thời hạn của loại đất quy định tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ được xác định như sau:

Giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ

=

Giá đất tại Bảng giá đất

x

Thời hạn thuê đất

70 năm


* Mức nộp lệ phí đối với nhà ở:

Theo điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC, giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà được xác định như sau:

Lệ phí trước bạ

=

0.5%

 x

(

Diện tích

x

Giá 01 m2

x

Tỷ lệ % chất lượng còn lại)


Trong đó:

- Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà là giá do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Riêng:

+ Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của pháp luật về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là giá bán thực tế ghi trên hóa đơn bán nhà theo quyết định của UBND cấp tỉnh.

+ Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà mua theo phương thức đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá là giá trúng đấu giá thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng.

- Giá 01 m2 nhà là giá thực tế xây dựng “mới” 01 m2 sàn nhà của từng cấp nhà, hạng nhà do UBND cấp tỉnh ban hành.

- Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật.


Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, hiệu quả và chính xác nhất, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH ANP theo Số điện thoại 0912 772 008 để được luật sư tư vấn đất đai nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoài dịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: tư vấn soạn thảo di chúc , Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất, tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thủ tục lập di chúc.

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lê thị hồng hoa nói:
    Hiện tại thì tôi đang mang thai gần sanh thì có xích mích với chồng tôi và không được hòa thuận như trước vậy thì ly hôn bên chồng tôi bị mất quyền nuôi k;
  • Mai Anh nói:
    Con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con chắc chắn thuộc về c nhé ạ. Trong luật có quy định rồi đó c;
  • Đàm Thị Hà nói:
    Tôi muốn ly hôn với chồng. Chỉ em cách viết đơn với ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Đàm Thị Hà, đơn xin ly hôn chị có thể dựa theo hướng dẫn mẫu phía trên là có thể viết được một đơn hoàn chỉnh rồi ạ. Sau đó, mình có thể nộp đơn lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Về thẩm quyền trước hết mình cần phải xác định được là một bên yêu cầu đơn phương ly hôn hay cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn để mình nộp đơn đúng thầm quyền ạ. Nếu có thêm thắc mắc nào chị có thể gọi trực tiếp qua số hotline: 091 277 2008 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn ạ.;
  • Nguyễn Thị Quỳnh nói:
    Làm giúp em bộ hồ sơ ly hôn nhé có gì ly Sđt hoặc gửi mail giúp em;
  • Nguyễn Thị miến nói:
    Tôi muốn ly hôn với chồng và muốn nuôi dưỡng hai con thì cần phải làm gì để dành đc quyền nuôi con. mà ck tôi lại không ký đơn thì thủ tục thế nào ạ.chi phí ra sao khi làm đơn ly hôn đơn phương ạ;
  • Nguyễn Thị miến nói:
    Tôi muốn ly hôn với chồng và muốn nuôi dưỡng hai con thì cần phải làm gì để dành đc quyền nuôi con. mà ck tôi lại không ký đơn thì thủ tục thế nào ạ.chi phí ra sao khi làm đơn ly hôn đơn phương ạ;
  • Ăn cháo đá bát nói:
    Tôi muốn ly hôn quá trời quá đất, chồng tôi mỗi lần uống say về gây gỗ đánh tôi, tôi đánh trả, thế là đánh nhau... còn to giọng đòi ly hôn, ok... tôi chiều tất;
  • Ăn cháo đá bát nói:
    Tôi muốn ly hôn quá trời quá đất, chồng tôi mỗi lần uống say về gây gỗ đánh tôi, tôi đánh trả, thế là đánh nhau... còn to giọng đòi ly hôn, ok... tôi chiều tất;
  • Ăn cháo đá bát nói:
    Tôi muốn ly hôn quá trời quá đất, chồng tôi mỗi lần uống say về gây gỗ đánh tôi, tôi đánh trả, thế là đánh nhau... còn to giọng đòi ly hôn, ok... tôi chiều tất;