Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Quy định về tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 của BLHS năm 2015 như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định hiện hành ;
b) Sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
…”
Cấu thành tội phạm như sau:
i.    Chủ thể:  là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và có hành vi phạm tội khi đang tham gia giao thông đường bộ.
ii.    Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự an toàn trong hoạt động giao thông đường bộ, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
iii.    Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là lỗi vô ý.
–  Về hành vi. Có hành vi vi phạm quy định về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể là vi phạm các qui định của Luật Giao thông đường bộ và các quy định hưống dẫn thi hành Luật giao thông đường bộ. Còn các vi phạm khác về giao thông đường bộ không phải dấu hiệu của tội này.
– Về hậu quả. Hành vi nêu trên phải gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của ngưòi khác, thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể những trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng

Những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Điều 155 của BLTTHS năm 2015 quy định về những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại như sau:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
    Như vậy, tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo quy định tại điều 155 BLTTHS năm 2015.
 

Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất